Lối đi đường sắt tự mở sẽ được khắc phục tới 2025 ?
Lối đi đường sắt sẽ không còn chướng ngại do nhiều địa phương tự xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn lực trong thực hiện mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn vấn đề này.
Lối đi đường sắt Hải Phòng
Ghi nhận của PV Báo Giao thông ở khu đường tàu chạy từ phố Trần Nguyên Hãn về phố Cầu Đất (TP Hải Phòng), hai bên đường ray là con đường bê tông xi măng rộng rãi, rất thông thoáng; không còn cảnh rác thải, phế liệu bừa bãi trên hành lang đường sắt hay con nghiện vật vờ như trước đây.
Theo ông Luyến, TP Hải Phòng đã thi công hơn 4.100m đường gom bê tông xi măng rộng 3m dọc theo đường sắt để xóa bỏ 40 lối đi tự mở (LĐTM); Cải tạo, nâng cấp hạ tầng và bố trí tình nguyện viên làm nhiệm vụ cảnh giới tại 8 LĐTM từ năm 2015 đến nay, . Cùng đó, thi công nâng cấp một đường ngang phòng vệ bằng biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động tại Km95+515, đang chờ cấp phép đi vào sử dụng.
Lối đi đường sắt Vĩnh Phúc
Cũng chủ động dùng nguồn ngân sách địa phương, “Ban ATGT tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát các điểm, nguy cơ mất ATGT đường sắt trên địa bàn; đề xuất kế hoạch xử lý. Sau đó, HĐND tỉnh sẽ ra nghị quyết, cấp kinh phí từ ngân sách tỉnh” Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Văn Hoan chia sẻ.
Ông Hoan nói và cho hay; đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức cảnh giới 16/17 LĐTM trên địa bàn.Vì vậy, công tác triển khai thực hiện sau này rất thuận lợi, không bị khó khăn, vướng mắc do thiếu vốn. Tuy nhiên, quan trọng là công tác rà soát, lập kế hoạch, bao gồm cả kinh phí phải tốt, bám sát thực tiễn, có ưu tiên để được duyệt cấp kinh phí”
Theo quy định của Luật Đường sắt 2017 và Nghị định 65/NĐ-CP; việc quản lý, đảm bảo an toàn và xóa bỏ LĐTM thuộc trách nhiệm của địa phương; có thể thực hiện bằng các giải pháp làm hàng rào, đường gom, cầu vượt, hầm chui hoặc nâng cấp thành đường ngang.
Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có kinh phí từ ngân sách; để triển khai thực hiện nhanh như Hải Phòng, Vĩnh Phúc; hoặc có nhưng do số lượng LĐTM trên địa bàn quá lớn, ngân sách địa phương không thể “gánh” được. Nhiều địa phương đã huy động xã hội hóa theo hình thức đổi dự án lấy đường gom; hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm.
Lối đi đường sắt Hải Dương
Tại huyện Kim Thành, Hải Dương. Ông Nguyễn Phúc Công, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, Phó trưởng Ban ATGT huyện Kim Thành cho biết; huyện cho phép Hợp tác xã Cổ Dũng lập dự án đầu tư khu chợ cạnh đường sắt; cùng các điều kiện thuận lợi khác theo mô hình xã hội hóa.
Đổi lại, kinh phí 12 tỷ đồng làm đường gom dài khoảng 2km; cùng hàng rào ngăn đường gom – đường sắt được hợp tác xã bỏ ra. Hàng chục LĐTM qua đường sắt được hoàn thành với dự án này.
Các nơi khác !
Còn tại Đồng Nai, theo ông Nguyễn Bôn, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai; cùng với nguồn ngân sách tỉnh; nguồn thu từ xử phạt hành chính vi phạm ATGT cũng là một nguồn vốn để xử lý LĐTM.
Mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm đã triển khai hiệu quả tại Đồng Nai; tỉnh bỏ kinh phí để làm hàng rào; huyện bỏ kinh phí làm đường gom.
Trước đây Nam Định là địa bàn nhức nhối về tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt; và tràn lan LĐTM thì hiện tại tình hình đã được cải thiện nhiều. Theo ông Trần Văn Công, Giám đốc Sở GTVT Nam Định; địa phương đã đưa công tác đảm bảo hành lang đường sắt; xóa LĐTM vào kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã, huyện. Vừa có nguồn kinh phí, vừa thúc đẩy sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của địa phương.
Biên tập từ Admin Yêu Chữ Ký Số – nguồn Theo Báo Giao Thông mảng đường sắt 31/12/2019